12 thói quen chỉ có ở những người lịch sự

Lịch sự, nhã nhặn là đức tính rất quan trọng trong đời sống xã hội và kinh doanh của chúng ta. Tuy nhiên có đôi lúc người lịch sự lại có thể khiến những người khác hay thậm chí bản thân bị tổn thương. Nguyên tắc cơ bản của lịch sự là thể hiện sự tôn trọng. Nhưng chúng ta có xu hướng cảm thấy một ranh giới mỏng manh giữa việc tôn trọng và trở thành một mục tiêu cho tất cả những điều xấu trong thế giới này, đó chính là sự thô lỗ.

Tại Khám Phá Mãi, chúng tôi đã tìm hiểu và lập ra một danh sách những thói quen mà chỉ những người lịch sự mới có.

1 Người lịch sự luôn để chủ nhà (chủ bàn tiệc, chủ cuộc họp) ngồi trước, và họ cũng không bao giờ ngồi cuối cùng

Chủ nhà phải là người được ngồi trước trong bữa tiệc

Như là một phần của nghi thức trong kinh doanh, đây là hành động được coi là lịch sự khi bạn đứng đợi cho đến khi chủ của bạn ngồi xuống trước. Nếu không có chủ nhà thì bạn không nên ngồi cho đến khi người cao cấp nhất đã ngồi vào vị trí của họ. Giống như ở Việt Nam bạn thường chờ cho đến khi chủ nhà hoặc người cao tuổi nhất ngồi trước.

Nhưng nếu bạn là người trẻ nhất trong cuộc họp hoặc hội nghị, bạn không cần thiết phải chờ đợi cho tất cả mọi người ngồi xuống trước. Hành vi này có thể gây bất tiện cho người khác và được hiểu là “muốn ở lại vòng kết nối” không phải lúc nào cũng tốt cho sự nghiệp của bạn.

2 Họ đồng ý giúp đỡ, nhưng không để người khác lợi dụng họ làm mọi việc

Giúp đỡ người khác nhưng không để bị lợi dụng

Sự lịch sự có nghĩa là có sự tôn trọng, nhưng để tôn trọng người khác, trước tiên bạn phải học cách tôn trọng bản thân. Thật tốt khi giúp đỡ người này người kia và trở thành một nhân viên hiệu quả nhưng không biến mình thành người luôn chấp nhận yêu cầu của người khác. Mọi người sẽ chỉ xem bạn yếu đuối và buộc bạn phải nói đồng ý, ngay cả khi bạn từ chối làm điều gì đó. Họ sẽ cố gắng tăng cường công việc cho bạn ngay cả khi bạn đã quá tải.

3 Là người đưa ra lời khuyên cho bạn, nhưng không quyết định thay bạn

Đưa ra lời khuyên chứ không quyết định hộ người khác

Điều này đề cập chủ yếu đến việc đặt gọi món cho một người nào đó trong một nhà hàng hoặc quyết định điều gì đó cho một người khi họ có thể tự quyết định. Đúng vậy, thật lịch sự khi sẵn lòng giúp đỡ người khác khi được đề nghị. Đặc biệt, nếu người đó yêu cầu bạn chọn cho họ. Nhưng bạn nên làm điều đó một cách duyên dáng. Những người lịch sự luôn nhớ rằng những gì phù hợp với bản thân họ có thể không phù hợp với người khác. Và họ luôn cho phép người kia tự lựa chọn, vì vậy họ sẽ không cảm thấy xấu hổ.

4 Họ biết cách lắng nghe mà không cần đưa ra lời khuyên

Đôi khi chỉ cần lắng nghe là đủ

Bạn bè và đồng nghiệp có xu hướng đưa ra cách giải quyết dễ dàng trong trường hợp khó khăn của người khác, nhưng điều đó không có nghĩa là đưa ra lời khuyên trong mọi trường hợp. Đưa ra lời khuyên về cuộc sống của người nào đó cũng giống như việc bạn đi phán xét. Vì bạn không bao giờ thực sự ở trong hoàn cảnh của họ. Những người lịch sự biết khi nào nên đưa ra lời khuyên và khi nào nên chỉ lắng nghe. Họ không bao giờ đánh giá người khác, về văn hoá hay bất cứ điều gì khác. Vì họ biết rằng không ai trong chúng ta thực sự hoàn hảo

Nếu bạn muốn lịch sự, bạn nên giữ lời khuyên của mình cho chính mình trừ khi có người muốn hỏi ý kiến của bạn – bởi vì đôi khi mọi người chỉ muốn thể hiện quan điểm cá nhân của mình.

5 Họ khen ngợi, nhưng không bao giờ khen ngợi vẻ bề ngoài của ai đó

Không khen nhiều về vẻ bề ngoài

Khen ngợi kỹ năng làm việc của đồng nghiệp hoặc thành tích của đối tác là một phần không thể thiếu trong công việc, nó giúp động viên tinh thần làm việc của đồng nghiệp và đối tác, giúp họ biết rằng công sức của mình được ghi nhận nhưng bạn không nên khen ngợi hoặc nhận xét về ngoại hình, cân nặng, v.v. Không phải tất cả mọi người đều sẵn sàng nhận những lời khen kiểu như vậy và nó thường khiến họ cảm thấy điều gì đó không đúng về bản thân. Một người lịch sự không bao giờ đưa ra lời khen về vẻ bề ngoài của người khác trừ khi đó là mẹ hoặc người bạn thân của họ.

6 Họ là chủ nhà tuyệt vời, nhưng họ không bao giờ dọn bàn quá sớm

Không dọn bàn quá sớm

Đây là điều mà nhiều người trong chúng ta vẫn hay làm. Nghe có vẻ như là một điều bình thường khi bạn dọn bớt những đĩa thức ăn bẩn hoặc đã hết và chỉ để lại những đĩa còn thức ăn lại. Nhưng một số chuyên gia về hành vi xã hội học cho rằng, thói quen này có thể khiến cho người đang dùng bữa có cảm giác căng thẳng. Vì có vẻ như bạn muốn khách của mình nhanh chóng rời đi.

Ở Việt Nam có một việc tối kỵ cũng giống như vậy đó là bạn quét nhà trong khi khách của bạn vẫn còn đang ngồi uống nước. Điều đó cũng được hiểu là bạn đang muốn đuổi khách

Tốt hơn là đợi cho đến khi khách đã hoàn thành bữa ăn của họ hoặc thay thế món ăn trống bằng một món mới. Đây là điều mà chúng ta cần lưu ý hơn để tạo không khí thân mật khi dùng bữa.

7 Họ rất thích giao tiếp, nhưng họ không bao giờ giả vờ đồng ý với ý kiến của bạn nếu họ không thực sự nghe rõ bạn nói gì

Không đồng ý với người khác nếu bạn không nghe rõ họ nói gì

Điều quan trọng là phải tiếp tục cuộc trò chuyện, đặc biệt khi bạn đang ở một số sự kiện kết nối lớn. Nhưng dù có đông đúc và ồn ào đến mức nào, bạn cũng không nên giả vờ nghe như đã nghe rõ những gì ai đó nói nếu bạn không thực sự nghe thấy. Ngay cả khi có vẻ như người đó không nhận thấy bạn đang giả vờ, nhưng họ thực sự biết điều đó.

Mặc dù chúng ta đang cố tỏ ra lịch sự khi chúng ta làm điều này nhưng điều đó lại khiến chúng ta cách xa hơn với mọi người. Tốt hơn là đặt câu hỏi, làm rõ và thể hiện sự quan tâm đến cuộc trò chuyện, cho thấy bạn quan tâm đến chủ đề đang được nói đến.

8 Họ biết không nên đến muộn ở một bữa tiệc, nhưng họ cũng không đến sớm

Luôn đến đúng giờ

Ngay cả khi điều này nghe có vẻ bất hợp lý, tuy nhiên đến sớm trong một sự kiện để giúp đỡ những người đã không yêu cầu bạn thực sự không phải là lịch sự – nó thực sự rất thô lỗ cũng giống như khi bạn đến muộn vậy. Ý định tốt của bạn có thể cản trở và gây ngạc nhiên cho người chủ sự kiện trước khi họ sẵn sàng tiếp đón bạn. Điều này cho thấy bạn là người khá là vụng về.

9 Họ là những bậc thầy của tám chuyện, nhưng họ không nói chuyện quá sâu về bản thân

Không “tám” quá sâu về bản thân

Đúng vậy, thật là lịch sự khi trò chuyện với những đồng nghiệp mới hoặc những người bạn vừa gặp – nó làm bạn trở nên thân thiện và cởi mở. Nhưng bạn không bao giờ nên chia sẻ quá nhiều chuyện về đời tư của bạn cho họ. Bởi nó có thể khiến bạn mất đi sự tin tưởng.

Một người lịch sự đáng chú ý nên là một bậc thầy của nhu thuật (jiu-jitsu) xã hội. Đó là nghệ thuật cổ xưa khiến những người khác tự nói về bản thân mà không cần đi vào chi tiết cuộc sống cá nhân của riêng bạn khi mà chính họ cũng không để ý.

10 Họ rất thân thiện, nhưng họ không bao giờ động chạm, ôm, hoặc ngồi quá gần

Thân thiện nhưng không động chạm

Ngay cả khi bạn nghĩ rằng vỗ vào vai hoặc cánh tay một người nào đó là rất thân thiện và lịch sự – nhưng thực sự không phải. Những người lịch sự chờ người khác thiết lập các quy tắc “về sự động chạm”. Họ không chạm vào người khác cho đến khi bạn chạm vào họ trước. Điều này là do nhiều người cảm thấy không thoải mái khi bị một người lạ chạm vào.

Nhớ giữ khoảng cách lịch sự với đồng nghiệp và đối tác của bạn (khoảng một cánh tay). Nhưng nếu bạn thực sự cần chạm nhẹ để diễn tả một điều gì đó, đừng quên hỏi trước.

11 Họ duy trì giao tiếp bằng mắt, nhưng họ không bao giờ nhìn chằm chằm

Tránh nhìn chằm chằm

Duy trì giao tiếp bằng mắt là thông điệp phi chính thống, phi ngôn ngữ nhất mà bạn có thể gửi cho người khác.

Nếu không sử dụng giao tiếp bằng mắt có thể làm bạn trở nên không đáng tin cậy. Nhưng nếu người kia thậm chí không liếc nhìn bạn, cố gắng thực hiện giao tiếp bằng mắt với họ sẽ giống như bạn đang nhìn chằm chằm. Và mọi đứa trẻ đều biết rằng thật không lịch sự khi nhìn chằm chằm.

12 Họ giữ cửa, nhưng đừng làm quá

Giữ cửa cho người khác

Việc đóng cửa khi ai đó đang đến gần có phải là một hành động thô lỗ? Đúng vậy, đó là lý do tại sao một người lịch sự giữ cửa cho người khác – nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tất cả phụ thuộc vào khoảng cách giữa bạn và người mà bạn đang định giữ cửa. Nếu người đó ở ngay phía sau bạn, thì bạn không nên đóng cửa, nhưng nếu người đó cách xa cả cây số, thì chờ đợi họ có thể khá khó xử.

Bạn nên luôn luôn nhận thức được điều này để đưa ra quyết định có nên giữ cửa chờ họ hay không.

Bạn có quen biết người nào đó mà bạn thấy rằng họ rất lịch sự, mà có điểm gì đó bạn thấy chưa được liệt kê ở đây? Đừng quên để lại comment của bạn phía dưới bài viết này. Tất cả ý kiến của bạn đều đáng được trân trọng.