13 mẹo sinh tồn trong những tình huống khó khăn

Khi rơi vào tình trạng nguy cấp, chúng ta thường cảm thấy bất lực khi không có sự hỗ trợ của những phương tiện hiện đại. Chúng ta bắt đầu hoảng sợ khi pin điện thoại gần hết hoặc không có kết nối internet. Trong những tình huống này, bạn cần phải biết một số mẹo sinh tồn. Bạn cần phải dựa vào chính bản thân mình làm tất cả mọi thứ để cứu bản thân mà không mong chờ sự trợ giúp từ nơi khác.

Khám Phá Mãi sẽ cho bạn biết về một số mẹo và thủ thuật có thể sẽ cứu mạng bạn trong một số tình huống vô cùng khó khăn để bạn có thể sẵn sàng cho bất cứ điều gì.

1Nhóm lửa đúng cách là một mẹo sinh tồn

Mẹo sinh tồn: Nhóm lửa đúng cách

Điều đầu tiên bạn cần làm khi gặp sự cố bên ngoài là đốt một đống lửa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm điều đó. Một đống lửa bao gồm 3 phần:

  • Vật liệu mồi – lớp lót bao gồm các cành cây khô, tốt nhất là kích thước như cây bút chì. Bạn có thể lấy số lượng đủ để nắm được bằng 2 bàn tay.
  • Lớp thứ 2 bao gồm cành cây to bằng ngón tay cái của bạn. Số lượng càng nhiều càng tốt, lượng ít nhất là bạn phải nắm được bằng cả hai tay.
  • Lớp 3 – củi yêu cầu cần to bằng cổ tay của bạn hoặc lớn hơn. Hãy lấy nhiều nhất có thể vì nó duy trì thời gian cháy của lửa.

Đầu tiên hãy xếp củi mồi thành hình giống như một túp lều và đốt cháy nó, sau đó đặt tiếp loại cành cây to hơn, đến khi bén lửa thì cho loại cành cây thứ 3 – củi vào. Làm như vậy sẽ nhanh tạo ngọn lửa cháy trong thời gian dài và bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị đồ ăn để nấu trên đó.

2Tự tạo công cụ

Mẹo sinh tồn: tự tạo công cụ

Nếu bạn không có bất kỳ công cụ để dựng một nơi trú ẩn, bạn có thể tự tạo ra chúng. Lấy một nhánh cây có kích thước trung bình. Tách nó thành ba phần và đặt một hòn đá dẹt và sắc vào khe hở. Sau đó, cố định nó bằng một sợi dây thừng, vỏ cây hoặc dây leo.

Hãy tìm một viên đá có một đầu phẳng để thay búa và một mặt sắc để thay dao. Nó sẽ thuận tiện hơn nếu bạn muốn chặt cành cây để dựng một chỗ ở tạm thời.

3Cần câu tự động

Mẹo sinh tồn: tự tạo cần câu tự động

Cá là nguồn thực phẩm được tính là sẵn và dễ bắt nhất trong tình huống này, và điều bạn cần là phải có một cách bắt chúng. Cần câu tự động sẽ được giúp đỡ rất nhiều.

Cách làm:

Tìm một cây nhỏ ở gần nguồn nước, 2 cành cây có hình như cái móc. Bạn cắm ngược một đầu móc xuống đất, đầu móc còn lại phần móc buộc với dây câu, phần thân buộc dây treo lên cây. Khi cá cắn câu cái bẫy sẽ hoạt động để đẩy cá lên bờ.

4Cách bắt giun làm mồi câu

Mẹo sinh tồn: cách bắt giun

Muốn câu được cá trước hết bạn cần phải có mồi. Đây là cách được các ngư dân sử dụng để tìm mồi câu cá.

Tìm một khu đất ẩm ướt, nếu có đất đùn lên mặt là tốt nhất. Dùng một que gỗ nhỏ cắm thẳng xuống mặt đất, Sau đó dùng một que gỗ khác kéo đi kéo lại như đánh đàn vào thanh gỗ cắm xuống. Hãy làm như vậy vài phút sau giun đất sẽ bò lên mặt đất. Việc của bạn là bắt chúng làm mồi câu.

Giun đất bò lên mặt đất vì chúng cảm nhận được tiếng ồn tác động. Giống như khi mưa, hạt mưa rơi xuống gây ra tiếng ồn khiến giun bò lên mặt đất nhiều hơn.

5Tạo một cây giáo

Mẹo sinh tồn: tạo một cây giáo

Nếu bạn không có dụng cụ đánh bắt cá, bạn có thể tạo ra một cây giáo. Tìm một thân cây còn tươi và dài. Tách một đầu thành 4 phần, vót nhọn bằng dao hoặc đá và dùng dây để tách các mũi nhọn ra. Bây giờ bạn có thể dễ dàng bắt cá trong vùng nước nông.

6Làm sạch cá đúng cách

Mẹo sinh tồn: cách làm sạch cá

Khi đã bắt được cá rồi bạn sẽ cần phải biết cách chế biến nó. Bạn có thể làm điều này một cách hết sức đơn giản theo chỉ dẫn sau:

Đầu tiên hãy rạch một đường từ phía đầu cá đến hết phần hậu môn, Sau đó luồn dao qua hai bên mang cá để loại bỏ phần vây hàm trên. Giữ đầu cá và bạn chỉ việc cầm vây hàm trên và kéo ngược lại. Cuối cùng là loại bỏ toàn bộ phần ruột cá.

7Làm thế nào để xác định một con vật bằng dấu chân của nó

Kỹ năng sinh tồn: Nhận biết dấu chân các loài

Sẽ rất hữu ích khi biết dấu chân của động vật hoang dã để săn bắn hoặc tránh đường nó. Thật dễ dàng để nhận thấy các dấu chân của động vật trên mặt đất ẩm ướt hoặc phần cỏ bị dẫm nát.

8Các kiểu bếp cần biết

Kỹ năng sinh tồn: Nhận biết các kiểu bếp

Tuy đều cung cấp nhiệt nhưng mỗi loại bếp lại có những ưu nhược điểm riêng, ví dụ:

  • Bếp kiểu Thụy Điển: có thể cháy trong thời gian dài (khoảng 5 tiếng) và có thể cháy khi có gió mạnh nhưng ngọn lửa lại không lớn. Bếp lửa nghiêng sẽ nhanh chóng cung cấp nhiệt nhưng thời gian cháy cũng khá nhanh và dễ bị dập tắt khi có gió.
  • Bếp hình nón: Nhóm nhanh, cung cấp nhiều nhiệt và ánh sáng nhưng không tốt trong ngày trời gió.
  • Bếp hình sao: khá phù hợp để chế biến thức ăn vì than hồng nóng rất lâu. Tuy nhiên loại này khá là khó nhóm nếu bạn sắp xếp vật liệu không chính xác.
  • Bếp nghiêng: Phù hợp cho ngày thời tiết xấu. Nó có ngọn lửa chùm tuy nhiên ngọn lửa của nó lại không lớn.
  • Bếp phẳng: Phù hợp cho nấu ăn tuy nhiên việc kiếm nguyên liệu khó vì nó cần những câu gỗ kích thước lớn.
  • Bếp buồng gỗ: Cho ngọn lửa ổn định mà không cần trông nom nhiều tuy nhiên nó cũng khá khó sắp xếp nguyên liệu cho đúng kiểu.

9Bếp ngầm kiểu Dakota

Kỹ năng sinh tồn: Bếp ngầm Dakota

Đây là chiếc bếp ngầm giúp bạn nấu ăn mà không lo trời sẽ mưa hay khi thời tiết xấu như tuyết rơi chẳng hạn. Chiếc bếp sẽ cung cấp lượng nhiệt tối ưu cho bạn mà lại rất dễ thực hiện.

10Đánh dấu đường đi

Cách sinh tồn nơi hoang dã: Đánh dấu đường đi

Rất dễ bị lạc ở nơi hoang dã. Đó là lý do tại sao cần ghi nhớ và đánh dấu tuyến đường. Việc này có thể giúp người khác tìm thấy bạn trong trường hợp bạn bị lạc hoặc đơn giản là cảnh báo nguy hiểm cho người đến sau.

11Tạo nơi trú ẩn qua đêm

Các tạo hầm trú ẩn qua đêm

Nếu bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc ở trong một khu rừng qua đêm và bạn không có lều trại thì việc cần làm là tự xây dựng một nơi trú ẩn.

Hãy tìm 2 cành cây to chắc có chạc chữ Y, một cành cây thẳng dài và thêm nhiều cành thẳng ngắn khác. Để đơn giản hơn hãy xem hình hướng dẫn của chúng tôi.

12Cách khâu vết thương

Cách khâu vết thương

Nếu bạn bị thương cần khâu miệng vết thương lại thì bạn sẽ phải tìm một sợi chỉ đặc biệt và một cây kim cong để may vết thương như loại bạn tìm thấy trong bất kỳ bộ dụng cụ sơ cứu chuẩn nào. Nhưng rất ít người trong chúng ta có thể thực sự làm điều này một cách đúng đắn. Có nhiều loại mũi khâu khác nhau cho những vết thương khác nhau nhưng biết ít nhất một kiểu khâu cũng giúp ích rất nhiều trong tình huống này.

13Nắn lại khớp tay

Xử lý chấn thương

Trật khớp là một chấn thương rất phổ biến. Nếu bạn không nắn lại vào vị trí vốn có của nó, thì co thắt cơ có thể xảy ra.

  • Nếu có người trợ giúp: để người bị trật khớp nằm xuống. Đặt một chân cố định vào nách họ, nắm chặt cổ tay của họ và bắt đầu kéo dọc theo cơ thể của người bị thương đến khi nghe thấy tiếng “cục” có thể là khớp đã trở về đúng vị trí. Hãy chú ý đừng làm quá mạnh tay không rất dễ ảnh hưởng đến dây thần kinh.
  • Nếu bạn chỉ có một mình: hãy nằm úp trên một bề mặt phẳng cao và đảm bảo tay bạn có thể buông thõng tự do xuống dưới. Hãy cầm một túi nặng trong tay bị thương và hướng tay xuống dưới trong khoảng 15 – 20 phút để khớp tự tìm lại vị trí của nó. Sau đó hãy nhớ cố định tay lại ít nhất 5 giờ để tay được hồi phục.

Bạn có biết các mẹo sinh tồn hữu ích khác không? Hãy chia sẻ chúng với chúng tôi trong phần bình luận!