Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân: Vì sao sâu có thể tái sinh sau khi đã bị chia đôi?

Cắt đôi một con giun, sau một tuần, chúng ta sẽ có tới hai con giun khác với đầy đủ bộ phận như lúc đầu.

“Rất khó để thực sự giết chúng”

Ở trường học, các em nhỏ thường được dạy rằng nếu ta cắt đôi một con giun đất, con giun sẽ không chết, phần đuôi sẽ mọc thêm đầu mới và phần đầu sẽ mọc thêm đuôi mới. Sau vài ngày, chúng ta sẽ có 2 con sâu hoàn chỉnh độc lập.

Các nhà khoa học hiện đã tìm ra bộ gene chính chịu trách nhiệm cho việc tái sinh này. Vậy, làm thế nào loại gee này có thể làm việc đó?

Bà Mansi Srivastava – Giáo sư sinh vật học và sinh vật học tiến hóa tại đại học Harvard cho biết: “nếu bạn cắt con giun thành 3 phần dù ngang, dọc hay chéo, chúng đều có khả năng tái sinh. Và trong vòng 8 ngày, chúng ta có ba con giun mới với đầy đủ miệng, não, dạ dày,…

“Tái sinh toàn thân”

Tiến sĩ Srivastava đã làm việc với các chuyên ra khác và cho xuất bản một bài báo sơ lược về khám phá này. Quá trình này được gọi là “Tái sinh toàn thân”.

Thuật ngữ này đã gây hứng thú cho rất nhiều người.


Gene EGR bao gồm cả con người chịu trách nhiệm chính cho việc phục hồi. Đương nhiên, số lượng gene này ở mỗi loài là khác nhau.

Trên trang Reddit, từ khóa “tái sinh toàn thân” là từ khóa hiện hành được nhiều người sử dụng tìm kiếm nhất.

Một người dùng trang này để lại bình luận: “Biết ngay sớm muộn ngày này cũng đến mà. Chờ đến lúc mình được bổ sung gene tái sinh”.

Một người dùng khác tỏ ra háo hức không kém: “tưởng tượng mà xem 2 người chia nhau ra làm việc, đi chơi với nhau sẽ như thế nào, nhanh nhanh đi nào”.

Các bản tin công bố rằng các nhà khoa học đã tìm thấy DNA có khả năng tái tạo lại các bộ phận, nghiên cứu này đã thúc đẩy hy vọng rằng con người sớm có bộ phận thay thế. Tuy nhiên, việc này sẽ cần thêm nhiều thời gian để nghiên cứu và thử nghiệm.

Cơ tim của một con cá có thể bị phá hủy một cách trầm trọng, tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn nó sẽ hoàn toàn bình phục.

Trong trường hợp này, gene EGR (hay phản ứng tăng trưởng sớm) có mặt trong nhiều loài sinh vật, bao gồm cả con người chịu trách nhiệm chính cho việc phục hồi. Đương nhiên, số lượng gene này ở mỗi loài là khác nhau. Ở người, có thể nhìn thấy rõ sự hoạt động ủa gene này thông qua việc tự chữa lành của da. Da có thể tự tái tạo và bù đắp vào phần bị khuyết.

Khi nào hoàn tất tái sinh?

Các nhà khoa học nghi ngờ rằng EGR có liên quan đến việc tái sinh ở giun. “Tuy nhiên, chúng tôi chưa chứng thực được điều này” – tiến sĩ Srivastava nói. “Để làm được điều này, chúng tôi phải giải được toàn bộ trình tự gene của vật thể”.

Các nhà nghiên cứu đã cắt hàng trăm con giun thành các mẩu nhỏ có độ dài bằng những viên kẹo tic tac. Sau đó, họ theo dõi việc mở và đóng DNA trên toàn bộ bộ gen vào các khoảng thời gian khác nhau trong quá trình tái sinh.

 “Có những thời điểm cụ thể nên được theo dõi, ví dụ như sự hình thành miệng và não bộ”.

Khi đã khá chắc chắn rằng EGR được kết nối với tất cả các hoạt động tái sinh, họ đã kiểm tra bằng cách vô hiệu hóa chức năng gen dựa trên phương pháp can thiệp trực tiếp.

Kết quả không nằm ngoài dự đoán, những AND bị tác động không thể tiếp tục quá trình tái sinh.

Liệu con người có khả năng tái sinh như giun đất hay ít nhất là chữa lành viết thương? “Điều này có thể xảy ra, nhưng có lẽ sẽ lâu hơn 10 năm nữa” – Srivastava nói.

Theo TCCT