Mẹ bầu cẩn thận với những nguy cơ sinh sớm và bệnh lý ở trẻ sinh non

Những nguyên nhân gây sinh non ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân dẫn đến sinh non có rất nhiều trường hợp, ngoài ra tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ mà các tác nhân gây sinh non cũng khác nhau. Vấn đề quan trọng là bà bầu nên có đủ hiểu biết về các nguy cơ để phòng ngừa tốt hơn.

Đầu tiên phải kể đến tình trạng viêm màng ối ở thai phụ, đây được xem là nguyên nhân trọng yếu dễ gây sinh non. Nguồn viêm nhiễm có thể là các vi sinh vật ở âm đạo, cổ tử cung, một số trường hợp có thể là do viêm nhiễm bên trong tử cung. Hiện tượng viêm cũng là nhân tố quan trọng dẫn đến vỡ ối sớm.

Mẹ mang song thai hoặc đa thai, hay trong trường hợp nước ối quá nhiều sẽ khiến áp lực lên khoang tử cung tăng cao, kích thích quá trình sinh nở sớm hơn dự định mà dẫn đến hiện tượng sinh non. Bên cạnh đó, ở giữa thai kỳ nếu cổ tử cung vì lý do gì đó mà giãn nở một cách bị động, túi màng ối phình ra về phía ống cổ tử cung làm rách màng ối cũng gây sinh non.

Một số trường hợp có tử cung dị dạng hoặc tử cung phát triển không hoàn thiện cũng dễ khiến bà bầu bị sinh non hoặc bị sảy thai ở cuối thai kỳ. Ngoài ra, sinh non đôi khi cũng có liên quan đến các triệu chứng tổng hợp khi mang thai, hoặc do mẹ bầu lao lực mệt mỏi, rối loạn nội tiết, nghiện rượu bia và thuốc lá v.v…

Mẹ nên cảnh giác trẻ sinh non rất dễ mắc phải các bệnh này

Mặc dù em bé sinh non nếu được chăm sóc chu đáo vẫn có thể phát triển tương đối bình thường như những trẻ khác. Tuy nhiên, vì không được đủ tháng nên em bé sau khi chào đời vẫn dễ có nguy cơ mắc nhiều bệnh tật hơn.

Bệnh về tim mạch, huyết quản

Ở trẻ sinh non, do ống dẫn động mạch chậm khép kín hoàn chỉnh nên một lưu lượng máu lớn sẽ tự động theo ống dẫn động mạch chảy vào phổi, dẫn đến tình trạng suy tim và chức năng phổi bị kém đi.

Bệnh về hệ hô hấp

Do phổi của trẻ sinh non phát triển không toàn diện nên dễ gây ra hiện tượng trẻ hô hấp khó khăn, thậm chí là suy hô hấp. Một số trẻ có thể trọng quá thấp còn có hiện tượng thở gấp, ngạt. Nếu không chú ý phát hiện và xử lý kịp thời rất nguy hiểm đến trẻ.

Bệnh về hệ tiêu hóa

Trẻ sinh non thông thường sẽ hạn chế ở khả năng hấp thu dinh dưỡng nên các bác sĩ luôn khuyến khích mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu bất đắc dĩ phải thay bằng sữa ngoài thì vẫn phải áp dụng cách cho trẻ uống sữa với một lượng nhỏ để tránh tạo gánh nặng quá lớn cho dạ dày, đường ruột. Trường hợp hiếm là viêm ruột mang tính hoại tử thì cần điều trị đặc biệt.

Xuất huyết não thất

Do cấu tạo não của trẻ sinh non không thể phát triển thành thục, kết cấu mạch máu cũng khá suy yếu nên càng dễ khiến não thất bị vỡ nứt hoặc xuất huyết do áp suất trong não tăng cao. Trong trường hợp nhẹ thì phần nhiều não có thể tự hấp thu lại. Nhưng nếu xuất huyết quá nhiều máu khiến não thất mở rộng, ảnh hưởng đến chức năng thần kinh.

Thay đổi về võng mạc

Trẻ sinh non có thể khiến cho sự phát triển bình thường của các mạch máu võng mạc gặp trở ngại, dẫn đến mắt của trẻ phát dục không hoàn thiện, dễ bị các vấn đề về mắt như cận thị v.v… Tốt nhất mẹ nên sớm cho trẻ kiểm tra ở chuyên khoa mắt để theo dõi và xử lý sớm.

Vấn đề viêm nhiễm

Do hệ miễn dịch của trẻ sinh non thiếu hoàn thiện nên khả năng kháng độc bệnh cũng yếu hơn trẻ khác. Chính vì vậy, trẻ dễ mắc các chứng viêm nhiễm, thậm chí còn kéo theo hiện tượng máu xấu, viêm màng não v.v…

Mẹ bầu cần chú ý gì trong ăn uống để tăng cường phòng ngừa sinh non?

Để dự phòng tình trạng sinh non, bà bầu tốt nhất nên hạn chế tối đa các gia vị mang tính cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, gừng v.v… Đặc biệt thai phụ nên kiêng ăn sơn tra vì đây là loại thực vật có thể làm tăng tốc độ co thắt tử cung, dẫn đến sinh non.

Mẹ cũng không nên hấp thụ quá nhiều vitamin A để giảm nguy cơ gây sinh non và khiến thai nhi phát triển không toàn diện. Trong đó, gan heo chính là một loại thực vật rất giàu vitamin A, mẹ không nên ăn quá nhiều.

Bên cạnh đó, mộc nhĩ đen có chức năng hoạt huyết quá cao có thể gây bất lợi cho sự sinh trưởng và ổn định của phôi thai. Bà bầu ở giai đoạn đầu thai kỳ nên kiêng ăn và cũng hạn chế tối đa trong suốt thai kỳ để phòng ngừa sinh non tốt hơn.

Ngược lại, cá lại là thực phẩm lý tưởng để tăng cường đề phòng nguy cơ sinh non ở bà bầu. Theo điều tra nghiên cứu phát hiện, phụ nữ mang thai mỗi tuần ăn cá ít nhất một lần thì khả năng bị sinh non chỉ khoảng 1.9%, trong khi đó người không ăn cá thì con số này cao hơn rất nhiều.

Cải bó xôi cũng là thực vật thiên nhiên phù hợp để mẹ bầu bổ sung Axit folic. Tuy nhiên mẹ cũng không nên quá lạm dụng vì Axit folic có thể gây cản trở sự hấp thu sắt, kẽm và các nguyên tố vi lượng khác. Song song với cải bó xôi thì hạt sen cũng là thực vật có hiệu quả giúp thai phụ phòng ngừa chứng đau lưng và cả nguy cơ sinh non hay sảy thai.

Thiên Khuê

Nguồn: Pcbaby, Sina

KhamPhaMai.com