Phát hiện hóa thạch 520 triệu năm tiết lộ động vật chân đốt 5 mắt

Phát hiện mới về sinh vật tiền sử giống tôm cung cấp mảnh ghép quan trọng về lịch sử tiến hóa của ngành Động vật Chân đốt.

Động vật chân đốt (Arthropoda) như tôm, cua và nhện - đặc trưng bởi một bộ xương ngoài cứng - chiếm tới 80% tổng số loài động vật còn tồn tại trên Trái đất. Mặc dù vậy, quá trình tiến hóa của chúng vẫn luôn là một bí ẩn lớn bởi tổ tiên cổ đại mang nhiều đặc điểm khác biệt, không được quan sát thấy ở các loài Arthropoda ngày nay.


Hóa thạch Kylinxia zhangi được tìm thấy ở Vân Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Zeng Han).

Đầu tiên là hệ thống thị giác. Kylinxia có tới 5 mắt, bao gồm hai mắt chính và ba mắt phụ nhỏ hơn ở phía sau. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng đặc điểm này đã từng được tìm thấy ở loài Opabinia. Bên cạnh đó, hai phần phụ phía trước của Kylinxia còn gợi nhớ đến một loài động vật chân đốt khác sống trong kỷ Cambri sớm là Anomalocaris.

Cả Opabinia và Anomalocaris đều là tổ tiên của động vật chân đốt hiện đại nhưng giữa chúng tồn tại một lỗ hổng tiến hóa trong hồ sơ hóa thạch. Khám phá mới về Kylinxia đã đại diện cho một hóa thạch chuyển tiếp quan trọng.

"Nó thu hẹp khoảng cách tiến hóa từ Anomalocaris đến động vật chân đốt thực sự và là một mắt xích còn thiếu trong hồ sơ hóa thạch của ngành động vật này", Zeng nhấn mạnh.

Theo VnExpress