Vật thể 420 tấn, đắt đỏ nhất thế giới sắp nổ tung?

2024 được xem là hạn chót của vật thể khổng lồ này.

Số phận cuối cùng của  luôn là một "bóng ma" đối với NASA và Roscosmos - cơ quan vũ trụ Liên bang Nga. 

Càng đến "giờ G", mối lo càng hiển hiện trong tâm trí của các nhà chiến lược vũ trụ quốc tế. Bởi... Thứ gì đi lên đều phải đi xuống - bao gồm cả Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Và cũng bởi vì tính chất hợp tác quốc tế của ISS - giữa Mỹ, Nga, Canada, Nhật Bản, Brazil và các quốc gia tham gia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) (tổng là 16 quốc gia) - nên quyết định ngừng hoạt động của ISS phải đảm bảo cả hai yếu tố kỹ thuật và chính trị - ScientificAmerican bình luận.

Với mức đầu tư lên đến 100 tỷ USD, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) có khối lượng 420 tấn, dài 74 mét, rộng 110 mét. Đến nay, ISS được xem là vật thể nhân tạo/vệ tinh nhân tạo lớn nhất, nặng nhất và đắt đỏ nhất trong lịch sử loài người. 

Sứ mệnh ngắn hạn của ISS là thực hiện các thí nghiệm liên quan đến sinh học (gồm nghiên cứu y sinh và công nghệ sinh học), vật lý (gồm vật lý chất lỏng trong môi trường vi trọng lực, khoa học vật liệu, và cơ học lượng tử), thiên văn học (bao gồm vũ trụ học), và khí tượng học, nhằm giải quyết các "bài toán" liên quan đến tác động lâu dài của môi trường không trọng lực ngoài không gian lên cơ thể con người, từ đó tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cuộc sống của con người trong không gian hoặc du lịch vũ trụ trong tương lai không xa.

Sứ mệnh dài hạn của ISS là sử dụng các cơ sở dữ liệu nghiên cứu được để phát triển công nghệ vũ trụ để xây dựng căn cứ trong không gian, hỗ trợ sự sống kéo dài của con người ở môi trường ngoài Trái Đất, thám hiểm các hành tinh khác để tìm những "ngôi nhà mới".

Theo Soha