Bụi mịn là gì? Tác hại khi hít phải bụi mịn trong không khí

Bụi siêu mịn hay bụi PM 1.0 là những hạt dạng lỏng hoặc rắn trôi nổi ngoài không khí. Bụi siêu mịn hay bụi mịn PM 1.0 gây biến đổi ADN và nhiều vấn đề nhãn tiền ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Bụi siêu mịn là gì?

Bụi siêu mịn hay bụi PM 1.0 là những hạt dạng lỏng, hoặc rắn trôi nổi ngoài không khí. Các nhà khoa học thường sử dụng chỉ số PM 10, PM 2.5, PM 1.0 để thể hiện hàm lượng tiêu chuẩn của các hạt dạng lỏng, rắn trôi nổi trong 1 m3 không khí. Và bụi siêu mịn PM 1.0 hiểu như sau

Chữ PM là viết tắt của chữ tiếng Anh - Particulate Matter, có nghĩa là chất dạng hạt (rắn hoặc lỏng).

Bụi càng nhỏ hay càng mịn càng dễ đi sâu vào hệ hô hấp và có thể ảnh hưởng đến cấu trúc DNA, bởi sự mất cân bằng oxy khiến các tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa các chất hữu cơ của DNA. Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni và chất aldehyde có thể cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA, gây ung thư phổi.

Loại bụi mịn PM 1.0 (có kích thước 1 μm), thậm chí cả bụi nano (≤ 0,1μm) có thể vượt qua tất cả các hàng rào ngăn bụi của hệ hô hấp, bít các lỗ trao đổi oxy ở phế nang, tác động đến cấu trúc DNA.

Tác hại của bụi siêu mịn?

còn được mệnh danh là "sát thủ âm thầm" bởi có thể thúc đẩy bệnh xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa, rối loạn chức năng gan. PM2.5 gây kháng insulin, viêm và tăng biến chứng bệnh tiểu đường. Bụi mịn còn tấn công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí - máu để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

"Không khí ô nhiễm có nhiều hạt bụi nhỏ, hạt càng nhỏ sẽ càng vào sâu. Những hạt bụi có kích thước nhỏ, đặc biệt PM2.5 có thể đi thẳng vào mô, phế nang phổi, đường hô hấp trên, gây nên bệnh hô hấp. Về lâu dài, chúng có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ, viêm phổi, viêm phế quản mạn tính", Tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Sức khỏe Môi trường Cộng đồng, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế cho hay.



Theo VNE/vinmec