Chuyện "vượt cạn" đáng sợ của phụ nữ thời xưa

Cùng hiểu hơn về sự vất vả và khó khăn khi “vượt cạn” của phụ nữ trong lịch sử loài người…

Được làm mẹ là một trong những thiên chức thiêng liêng nhất của người phụ nữ. Thế nhưng, xuyên suốt lịch sử, chuyện sinh con lại là một trong những câu chuyện "khó nói" và ít được nhắc đến.

Thậm chí, đã có thời điểm, sinh nở không còn là niềm hạnh phúc mà trở thành ác mộng của người phụ nữ. Hãy cùng khám phá những điều thú vị về những chuyến "vượt cạn" của phụ nữ qua từng giai đoạn lịch sử trong bài viết dưới đây.

1. Thời cổ đại

Ai Cập cổ đại (12.000 TCN - 332 TCN) là nền văn hóa nhận thức sớm và khá đầy đủ về quá trình mang thai của con người. Từ rất sớm, người Ai Cập đã đúc rút kinh nghiệm về chuyện sinh nở: phụ nữ hông nở và ngực lớn sẽ dễ dàng sinh con hơn so với những người khác.

Để giúp phụ nữ sinh nở thuận lợi hơn, họ thậm chí còn phát minh ra thức uống bí ẩn hoặc dùng hỗn hợp bột nghệ và bia chà xát trên bụng người mẹ làm tăng nhu động ruột.


Hình mô tả cảnh sinh nở của phụ nữ La Mã xưa

Nhà văn người La Mã - Soranus đã mô tả quá trình đỡ đẻ vào thế kỷ thứ II như sau: Phụ nữ mang thai cũng sinh con trong tư thế ngồi xổm trên một chiếc ghế có lỗ hình chữ U.

Một số dụng cụ cần chuẩn bị là dầu ô-liu, nước ấm, bọt biển, chăn len, tã lót, gối… Ngay sau khi ra đời, em bé được các nữ hộ sinh tắm bằng muối, rượu pha loãng trong nước ấm và bôi dầu ô-liu lên da để bảo vệ da.

Giống người Ai Cập, phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến cũng sinh con tại nhà. Tuy nhiên, thời này đã có bà đỡ chuyên nghiệp. Những bà đỡ này có nhiều năm kinh nghiệm đi đỡ đẻ cho các sản phụ. Khi thai phụ chuyển dạ, người nhà sẽ đi mời bà đỡ đến nhà để quá trình "vượt cạn" được thuận lợi. Bà đỡ thường kêu người nhà chuẩn bị chậu nước nóng để lau vết thương và máu trên người sản phụ.

Nước nóng được dùng để giữ ấm cơ thể giúp thai phụ có thể dễ dàng sinh con. Dù vậy, tỷ lệ thai phụ tử vong vì khó sinh thời phong kiến cũng khá cao ngay cả khi có bà đỡ giỏi. Vì vậy, người Trung Quốc thường có câu sinh con giống như đi qua "quỷ môn quan".

2. Thời trung đại

Thời kỳ trung đại đánh dấu sự thống trị của chế độ phong kiến tại xã hội phương Đông cũng như sự lên ngôi của Kitô giáo dưới chế độ lãnh chúa phong kiến ở phương Tây. Chính những đặc điểm xã hội này đã kiềm chế sự phát triển tân tiến trong y học nói chung và trong chuyện sinh con của phụ nữ nói riêng.

Khi đó, đàn ông không được phép dính dáng và liên quan tới chuyện đỡ đẻ. Năm 1522, bác sĩ Wertt Hamburg khi cố gắng cải trang làm nữ hộ sinh vào phòng để tìm hiểu cách đỡ đẻ đã bị thiêu sống.

Người ta quan niệm rằng, phụ nữ buộc phải chịu sự đau đớn, khổ cực khi sinh con mới hợp ý Chúa trời nên không một biện pháp giảm đau nào được nghĩ ra và áp dụng ở thời này.

Sự thành công của trường hợp này đã mở ra bước ngoặt mới trong chuyện sinh nở của phụ nữ. Liên tiếp trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, các loại thuốc giảm đau, gây mê mới được ứng dụng trong sinh sản như morphine, scopolamine… đã giúp những cuộc “vượt cạn” trở nên dễ dàng, thoải mái hơn như ngày nay.

Theo PLXH/kienthuc