Đài thiên văn Trung Quốc phát hiện sao chổi mới

Một ngôi sao chổi lớn với chu kỳ quỹ đạo lên tới 30.000 năm đang tiến về phía Mặt trời và dự kiến đạt điểm cận nhật vào tháng 9/2024.

Vật thể được nhìn thấy lần đầu tiên vào ngày 9/1/2023 bởi Đài thiên văn Núi Tím thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, nhưng đến ngày 1/3/2023, Trung tâm Tiểu hành tinh thuộc Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (MPC) mới xác nhận nó là sao chổi và đặt tên là C/2023 A3 (Tsuchinshan-ATLAS).

Hiện tại, C/2023 A3 nằm cách Mặt trời 7,3 AU (1,090 tỷ km), xa hơn khoảng cách tới sao Mộc. Tuy nhiên, nó đang tiến về phía Mặt trời và độ sáng sẽ tăng lên nhanh chóng. Theo Đài thiên văn Núi Tím, thiên thể sẽ đạt điểm cận nhật vào ngày 28/9/2024. Khi đó, nó cách Mặt trời khoảng 0,39 AU (58 triệu km) và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.


Mô phỏng vị trí hiện tại và quỹ đạo bay của sao chổi C/2023 A3. (Ảnh: Astro Vanbuitenen)

Dù thực tế là vẫn còn một năm rưỡi nữa trước "chuyến ghé thăm" của C/2023 A3, nhiều nhà thiên văn học tin rằng nó có thể mang đến một màn trình diễn ánh sáng tuyệt đẹp. Dự đoán này dựa trên các cơ sở sau đây:


Sao chổi NEOWISE. (Ảnh: Juan Carlos Casado).

Theo MPC, độ sáng tối đa của C/2023 A3 trên bầu trời có thể đạt 0 độ sáng sao, có nghĩa là nó sẽ sáng hơn 6 lần so với , được quan sát thấy vào mùa hè năm 2020 và sáng hơn gấp 100 lần so với sao chổi ZTF gần đây. Nơi tốt nhất để quan sát C/2023 A3 là ở Bắc bán cầu.

Tất nhiên, chúng ta chỉ đang nói về ước tính sơ bộ. Trong lịch sử thiên văn học, có nhiều trường hợp độ sáng của sao chổi vượt quá mong đợi hoặc gây thất vọng khi ghé thăm, nhưng dù là thế nào, C/2023 A3 chắc chắn sẽ được chú ý và xuất hiện nhiều trên các bản tin trong tương lai gần.

VnExpress