Điểm mặt những điều “cấm” khi ăn sầu riêng

Nắm bắt được những tác hại tiềm ẩn từ trái sầu riêng không đồng nghĩa với việc bạn tránh xa hoàn toàn thứ quả bổ dưỡng này.

Cách ăn sầu riêng không bị nóng

Ăn sầu riêng tránh bị nóng, ngoài việc ăn ít, có một cách đó là ăn cùng với măng cụt. Bởi vì măng cụt có tính mát có thể làm hạ nhiệt. Phương pháp ăn tốt cho sức khỏe khi ăn sầu riêng trong mùa hè, có thể cho sầu riêng vào ngăn đá tủ lạnh, sau đó rã đông trước khi ăn, đợi đến khi sầu riêng mềm thì có thể ăn, sầu riêng vừa ngọt, mềm, hơn nữa hương vị cũng dễ chịu hơn.


Sầu riêng là thực phẩm bổ sung lý tưởng cho người có thể chất lạnh.

Để tận dụng tối đa những giá trị dinh dưỡng cũng như trung hòa "tính nóng" của trái sầu riêng, bạn cần ăn sầu riêng đúng cách, khi ăn nên kết hợp cùng các loại quả mang tính hàn như măng cụt, dứa, thanh long...

Những người không nên ăn sầu riêng

Phụ nữ có thai hoặc người có huyết áp cao không nên ăn sầu riêng vì nó nhiều đường và tính nóng, có thể gây tăng huyết áp và bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Ngoài ra, những người hay nổi mụn, tiểu vàng; người bệnh đường trong máu cao cũng không nên ăn nhiều.

Do sầu riêng chứa hàm lượng đường cao, mang tính nóng nên nếu ăn nhiều dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn. Đặc biệt với phụ nữ có thai, người cao huyết áp, và bệnh nhân tiểu đường ăn nhiều sầu riêng có thể gây ra tình trạng khó ngủ, táo bón, nước tiểu vàng, tim đập nhanh, xuất huyết, thậm chí là đột quỵ.


Sầu riêng kết hợp với đồ uống có cồn sẽ tăng nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể.

Theo Lao Động/khampha