Nhiếp ảnh gia canh chờ 6 năm bắt một khoảnh khắc đáng kinh ngạc của Mặt trăng

Một nhiếp ảnh gia phải đợi tận 6 năm để thu về khoảnh khắc 3 chiều của Mặt trăng "đậu" trên đỉnh Vương cung thánh đường Superga (Italy). NASA ngay lập tức chia sẻ bức ảnh này.

Sau bao lần phải ra về tay trắng do thời tiết xấu, nhiếp ảnh gia Valerio Minato cuối cùng đã chụp được bức ảnh "có một không hai" ghi lại cảnh Mặt trăng, ngọn núi Monviso và Vương cung thánh đường Superga (Torino, xứ Piemonte) nằm thẳng hàng ở thành phố Torino, Italy hôm 15/12/2023.

Valerio Minato đặt tên cho tác phẩm là “Cathedral, Mountain, Moon” (tạm dịch: Nhà thờ, núi, Trăng).

Theo PitaPixel - một chuyên trang dành cho nhiếp ảnh kỹ thuật số và máy ảnh, Vương cung thánh đường Superga và Mặt trăng lưỡi liềm đã tạo ra một cảnh tượng độc đáo chỉ trong vài giây ngắn ngủi. Tác giả bức ảnh cũng tỏ ra bất ngờ, sung sướng sau khi bắt được khoảnh khắc đáng giá.

"Tất cả như một giấc mơ", nhiếp ảnh gia người Italy chia sẻ.

Bức ảnh sau khi đăng tải ngay lập tức thu hút chú ý của NASA - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ. NASA chia sẻ tác phẩm trên APOD - trang web do chính cơ quan này thành lập - và bình chọn là ảnh thiên văn của ngày.


Tác phẩm "Cathedral, Mountain, Moon" của nhiếp ảnh gia người Italy chụp hôm 15/12/2023. (Ảnh: Valerio Minato).

Vị nhiếp ảnh gia cho biết trong giai đoạn đầu tiên và giai đoạn cuối của chu kỳ Mặt trăng, ánh sáng của Mặt trời được phản chiếu từ Trái đất về phía Mặt trăng, chiếu sáng phần bề mặt trong bóng tối. Đây là thời điểm hiếm có, không phải ai cũng đủ "may mắn" chụp được.

Cơ quan giải thích thêm điểm đắt giá của tác phẩm là nhiếp ảnh gia đã ghi lại khoảng khắc Mặt trăng lặn trong pha lưỡi liềm, độ phơi sáng "hoàn hảo" để ánh sáng Trái đất (còn được gọi là "ánh sáng da Vinci") phản chiếu kép, chiếu sáng toàn bộ đỉnh của Mặt trăng.

NASA thông tin để thu được bức ảnh đòi hỏi nhiếp ảnh gia phải thỏa mãn 3 yếu tố:

Minato đặt máy tại một ngôi làng nhỏ của Italy, tên là Castagneto Po, cách Vương cung thánh đường Superga khoảng 56 km và cách ngọn núi Monviso khoảng 96km.

Sau khi bắt được khoảnh khắc hiếm có, vị nhiếp ảnh gia đã đăng một video hậu trường lên trang Instagram để chứng minh tác phẩm được tạo ra không có sự can thiệp của trí tuệ nhân tạo.

znews