Những hóa thạch hổ phách kỳ lạ nhất từng được phát hiện

Hổ phách giống như một viên nang thời gian, bảo tồn cấu trúc ba chiều của động vật, thực vật thời tiền sử. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, các nhà cổ sinh vật học lại tình cờ bắt gặp một số mẫu vật và cảnh tượng đặc biệt kỳ lạ.

Top 10 hổ phách kỳ lạ nhất thế giới

Cặp ruồi cổ đại đang giao phối

Cách đây khoảng 41 triệu năm, trong thời Hậu kỳ của Thế Eocen (hay Thế Thủy Tân), một cặp ruồi chân dài (Dolichopodidae) đang bám vào nhau thì một giọt nhựa cây đã làm hỏng cuộc vui của chúng. Các nhà cổ sinh vật học tin rằng đó là ví dụ đầu tiên về "hành vi đóng băng" trong hồ sơ hóa thạch của Úc, vì hầu hết các hóa thạch hổ phách được tìm thấy ở Bắc bán cầu.

Con bọ xấu xí nhất lịch sử

Hổ phách cũng có thể bảo tồn những sinh vật có quy mô siêu nhỏ, chẳng hạn như những con lợn mốc kỳ quái này. Được phát hiện mới đây vào năm ngoái, những con vật nhỏ bé này trông giống như những con tardigrades, đôi khi được gọi là gấu nước. Các động vật không xương sống thuộc Đại Tân Sinh này được tìm thấy ở Cộng hòa Dominica và có niên đại 30 triệu năm tuổi. Những sinh vật này được đặt tên là lợn mốc, chủ yếu do ngoại hình mập mạp và chế độ ăn giàu nấm của chúng.

Ve bọc trong tơ nhện

Con đực đáng yêu này, bị mắc kẹt bên trong hổ phách Myanmar 100 triệu năm tuổi, đang cố tán tỉnh một con cái. Nhưng Mẹ thiên nhiên lại có kế hoạch khác cho nó. Vào thời điểm con vật qua đời, bản thân nó đang cố thể hiện một tư thế tán tỉnh đặc biệt để có thể phô bày cánh tay và chân sau cực lớn của mình, trong cái mà các nhà khoa học gọi là một ví dụ cực đoan về biểu hiện tình dục.

Một cái dương vật cương cứng

Hóa thạch hổ phách đáng chú ý này ban đầu được cho là chứa loài khủng long nhỏ nhất trong hồ sơ hóa thạch (một loại sinh vật giống chim ruồi), nhưng việc đánh giá lại hóa thạch, cùng với bằng chứng mới tìm thấy, đã khiến các nhà khoa học buộc phải suy nghĩ lại. Và họ kết luận rằng hộp sọ có thể thuộc về một con thằn lằn.

Theo Pháp luật và xã hội