Tìm thấy hóa thạch khỉ lâu đời nhất bên ngoài châu Phi

Ba mảnh xương được khai quật trong một mỏ than non ở Trung Quốc cho thấy khỉ đã tồn tại ở châu Á cách đây ít nhất 6,4 triệu năm.

"Khám phá mới có ý nghĩa rất quan trọng vì chúng là những hóa thạch khỉ cổ nhất bên ngoài châu Phi và có thể là tổ tiên của nhiều loài khỉ hiện đại sống ở Đông Á. Một điều thú vị từ góc độ cổ sinh vật học là loài khỉ này xuất hiện ở cùng một nơi và cùng thời điểm với các loài vượn cổ ở châu Á", Giáo sư nhân chủng học Nina G. Jablonski từ Đại học Evan Pugh của Mỹ, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.


Hóa thạch xương hàm dưới của Mesopithecus pentelicus. (Ảnh: Xueping Ji).

Sự thành công tiến hóa của loài khỉ này là nhờ chúng có thể ăn thức ăn chất lượng thấp chứa nhiều cellulose, bằng cách lên men thức ăn và sử dụng axit béo có sẵn từ vi khuẩn. Điều đó cho phép chúng không cần uống nước mà hấp thụ tất cả lượng nước cần thiết thông qua thức ăn. Vì vậy, những con khỉ này không cần phải sống gần các sông hồ và có thể tồn tại qua thời kỳ khí hậu biến đổi mạnh mẽ.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết rõ về mô hình phân tán của khỉ Mesopithecus pentelicus nhưng có bằng chứng cho thấy chúng bắt đầu từ khu vực Đông Âu và nhanh chóng lan rộng tới châu Á.

Theo VnExpress