Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: "Không được ăn kẹo của người lạ"

Ngày nay, chúng ta thường nói với trẻ em "Không được ăn kẹo của người lạ", nhưng câu này ra đời như thế nào?

Charlie Ross nhỏ bé, hay Charley Ross (sinh ngày 4/4/1870 - mất tích ngày 1/7/1874) là đứa trẻ mất tích đầu tiên trên khắp nước Mỹ, sự biến mất của cậu bé này là vì ăn kẹo từ người lạ, và sự kiện này đã trở thành tiêu đề được báo chí đưa tin rộng rãi - "Không được ăn kẹo của người lạ". Số phận của cậu bé này sau khi bị bắt cóc vẫn là một bí ẩn, bởi vậy vụ án này đã trở thành một trong những vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ.


Người thợ mộc Gustave Blair tự nhận mình chính là Charlie Ross.

Nhưng, Walter đã bác bỏ tuyên bố của Blair và nói thêm: "Ý tưởng rằng em trai tôi vẫn còn sống không chỉ là vô lý, mà câu chuyện của người đàn ông này rất khó thuyết phục. Chúng tôi đã từ bỏ hy vọng rằng Charlie còn sống cách đây rất lâu".

Vì đơn của Blair không bị tranh chấp, tòa án đã phán quyết Blair là "Charles Brewster Ross" vào tháng 3 năm 1939. Bất chấp phán quyết của tòa án, gia đình Ross vẫn từ chối công nhận Blair và không chia bất kỳ gia sản nào của cha mẹ cho Blair. Blair chuyển đến Los Angeles một thời gian ngắn và cố gắng bán câu chuyện cuộc đời mình cho một xưởng phim, nhưng không thành công. Cuối cùng, anh và vợ chuyển đến Germantown và sau đó trở lại Phoenix. Ông mất vào tháng 12 năm 1943 và vẫn tự xưng là Charlie Ross. Người anh trai Walter Ross cũng qua đời vào năm 1943.

Nhưng sau đó, sự thật đã chứng minh Gustav Blair hoàn toàn không phải là Charlie Ross là thật, bởi vì con cái của ông được xét nghiệm DNA và phát hiện ra rằng Blair không hề có quan hệ họ hàng nào với nhà Ross. Số phận của Mosher, Douglas và William trong trường hợp này đều đóng vai trò là những kẻ làm gương và ngăn chặn những kẻ bắt cóc tống tiền tiềm năng khác.

Cụm từ "Không được ăn kẹo của người lạ" xuất phát từ vụ án bắt cóc Charlie Ross. Tại Hoa Kỳ, có một cơ sở dữ liệu về những người mất tích lớn có tên Charley Project, được đặt theo tên của Charlie Ross.

Theo Trí Thức Trẻ