Mang thai tháng thứ 2 – Hạnh phúc vỡ òa

Tuần thai thứ 5

Nếu tuần trước em bé của mẹ mới chỉ như hạt vừng thì bây giờ đã “lớn” bằng hạt đậu lăng rồi. Tại lớp trung bì, trái tim của bé yêu bắt đầu quá trình phân chia thành các ngăn, chuẩn bị cho những nhịp đầu tiên. Trong khi đó, ở lớp nội bị, dây rốn và nhau thai cũng đang phát triển rất nhanh chóng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ đưa dưỡng chất và ô xi từ cơ thể mẹ tới em bé. Đặc biệt tai, miệng và mũi bé cũng đang được thành hình. Tay và chân của bé cũng đang phát triển ở giai đoạn hình thành chồi.

Cũng vào tuần này, chỉ số HCG trong nước tiểu của mẹ cũng tăng cao, nếu dùng que thử thai, mẹ sẽ biết chính xác về việc . Đã đến lúc cả nhà cùng đón mừng tin vui về bé yêu .

Tuần thai thứ 6

Trái tim bé yêu bắt đầu những nhịp đập đầu tiên. Ở thời điểm này, tim của bé đập nhanh gấp 2 lần so với mẹ (trung bình 100 – 160 lần/phút).

Bé yêu ở tuần thai thứ 6
(nguồn: Getty image)

Tuần thai thứ 6, những ngón tay, ngón chân bắt đầu “mọc” ra từ chân và cánh tay nhưng chưa phân định thành từng ngón mà chỉ mới giống như 1 mái chèo. Lạ kỳ hơn, ở giai đoạn này em bé của mẹ đang có 1 chiếc đuôi (là phần kéo dài của xương cụt và sẽ biến mất trong vài tuần tới). Lúc này từ kích thước hạt đậu lăng, kích thước của bé yêu đã phát triển tương đương với quả việt quất.

Tuần thai thứ 7

Ở tuần thai này, trong bụng mẹ, bé sẽ rất “bận rộn” với việc phân nhánh các tế bào thần kinh của não bộ. Trục thần kinh nguyên thủy dần hình thành. Các ngón tay và chân của bé tiếp tục phát triển. Mí mắt của bé cũng xuất hiện rõ hơn. Bé cũng bắt đầu có môi và lưỡi.

Tới lúc này, mẹ đã có thể nghe rõ tim thai của bé qua các thiết bị siêu âm của bác sĩ. Những dấu hiệu thay đổi cơ thể cũng bắt đầu xuất hiện rõ hơn. Mẹ có thể bắt đầu có cảm giác ốm nghén, khó ngủ, buồn nôn và ngực bắt đầu to hơn (hoặc có cảm giác hơi đau). Tuy nhiên những dấu hiệu ốm nghén ở từng người rất khác nhau, thậm chí nhiều mẹ sẽ chẳng nhận thấy bất cứ dấu hiệu thay đổi nào.

Tuần thai thứ 8

Rất nhanh chóng, bé ở tuần thứ 8 đã dài rộng tương ứng với 1 quả nho và tim của bé đã được phân chia thành 4 ngăn. Chiếc đuôi đã biến mất. Mắt cũng dần được hình thành song mí mắt vẫn khép chặt và phải chờ đến tuần thứ 27 bé mới mở mắt lần đầu tiên. Các chồi răng, vành tai, cơ quan sinh dục ngoài cũng dần xuất hiện trong tuần này. Cơ bắp và tế bào thần kinh cũng đang phát triển vô cùng nhanh. Có thể nói đây là tuần khá quan trọng trong việc hình thành các bộ phận quan trọng trong cơ thể bé, chuẩn bị sẵn sàng tiến tới giai đoạn tăng cân rất nhanh sắp tới. 

Hình ảnh siêu âm của thai nhi tuần thứ 8
(nguồn: wikimedia)

Với mẹ, tháng thứ 2 đánh dấu bằng tin vui có bé yêu và lần thăm khám bác sĩ đầu tiên (thường diễn ra vào tuần 6 – tuần 8), mẹ cũng sẽ nghe những tiếng đập đầu tiên từ trái tim bé nhỏ của bé, bắt đầu nếm trải, cảm nhận niềm hạnh phúc thiêng liêng khi đang mang trong mình một mầm sống bé nhỏ. Đây cũng là lúc mẹ cần lên kế hoạch chăm sóc bản thân và em bé để có một thai kỳ khỏe mạnh.

 

Phong Anh
Tổng hợp

 

KhamPhaMai.com